Đào tạo Vật liệu học & Xử lý – Nắm vững nền tảng kỹ thuật vật liệu cho kỹ sư cơ khí
Giới thiệu khóa học
Trong nền công nghiệp hiện đại, hiểu biết về vật liệu và công nghệ xử lý là yếu tố then chốt giúp kỹ sư thiết kế và sản xuất ra những sản phẩm bền, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Khóa học “Đào tạo Vật liệu học & Xử lý” do giảng viên đến từ ĐH Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM trực tiếp giảng dạy là lựa chọn lý tưởng cho kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật, sinh viên ngành cơ khí và vật liệu.
Mục tiêu đào tạo
- Trang bị kiến thức nền tảng về cấu trúc vật liệu, các giản đồ pha, tính chất cơ lý và quy trình xử lý nhiệt.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa cấu trúc – tính chất – công nghệ xử lý để lựa chọn vật liệu phù hợp.
- Biết đọc và phân tích bản vẽ vật liệu, tiêu chuẩn kỹ thuật và chỉ định nhiệt luyện.
- Nâng cao năng lực đánh giá và kiểm soát chất lượng vật liệu trong sản xuất và gia công cơ khí.
Nội dung đào tạo
- Lý thuyết: 48 tiết – Bao gồm các chuyên đề từ cấu trúc tinh thể, tính chất cơ lý đến tiêu chuẩn quốc tế.
- Thực hành: 24 tiết – Thí nghiệm xác định tính chất cơ học, xử lý nhiệt mẫu thực tế, phân tích chuyển pha, nhận diện vật liệu,…
Ưu điểm nổi bật
- Giảng viên chất lượng cao: PGS.TS. Nguyễn Thanh Hải – ĐH Bách Khoa TP.HCM, chuyên gia trong lĩnh vực vật liệu và xử lý nhiệt.
- Giáo trình chuẩn quốc tế: Áp dụng các tài liệu từ W.D. Callister, ASTM, ISO.
- Tích hợp thực hành chuyên sâu, giúp học viên làm chủ kỹ năng phân tích và ứng dụng.
Ai nên tham gia?
- Kỹ sư cơ khí, luyện kim, vật liệu đang làm việc tại nhà máy, công ty sản xuất.
- Sinh viên ngành kỹ thuật muốn trang bị kiến thức chuyên sâu.
- Người làm việc trong lĩnh vực chất lượng, thiết kế kỹ thuật, R&D sản phẩm cơ khí.
Danh mục từ viết tắt
STT | Viết tắt | Chữ đầy đủ |
1 | ĐHBK | Đại học Bách Khoa |
2 | ĐHQG | Đại học Quốc gia |
3 | FCC | Face Centered Cubic |
4 | BCC | Body Centered Cubic |
5 | HCP | Hexagonal Close Packed |
6 | Fe-C | Iron–Carbon |
7 | HT | Heat Treatment |
8 | TTT | Time Temperature Transformation |
9 | CCT | Continuous Cooling Transformation |
10 | UTS | Ultimate Tensile Strength |
11 | YS | Yield Strength |
12 | TCVL | Tính chất vật lý |
13 | ASTM | American Society for Testing and Materials |
14 | ISO | International Organization for Standardization |
Chương trình đào tạo lý thuyết
STT | Nội dung | Thời gian (tiết) |
1 | Tổng quan về vật liệu kỹ thuật và phân loại vật liệu | 4 |
2 | Cấu trúc tinh thể và sai lệch mạng | 4 |
3 | Biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo và các thông số cơ tính | 4 |
4 | Pha vật liệu và giản đồ pha Fe-C | 4 |
5 | Chuyển biến pha và quá trình kết tinh | 3 |
6 | Cơ sở xử lý nhiệt: Ủ, thường hóa, tôi, ram | 2 |
7 | Hóa bền bề mặt, khuyết tật vật liệu và cách khắc phục | 3 |
8 | Thép các loại: xây dựng, dụng cụ, đặc biệt; phân biệt với gang | 4 |
9 | Hợp kim màu: nhôm, đồng, titan và ứng dụng | 4 |
10 | Vật liệu phi kim: composite, polymer, gốm kỹ thuật | 4 |
11 | Phân tích lựa chọn vật liệu trong thiết kế cơ khí | 2 |
12 | Tiêu chuẩn vật liệu: ASTM, ISO và ứng dụng trong doanh nghiệp | 2 |
13 | Ký hiệu vật liệu trong bản vẽ kỹ thuật | 2 |
14 | Thi lý thuyết (40 câu trắc nghiệm + 2 câu tự luận) | 4 |
Chương trình đào tạo thực hành
STT | Nội dung | Thời gian (tiết) |
1 | Xác định cấu trúc tinh thể bằng mô hình và phần mềm mô phỏng | 2 |
2 | Xác định sai lệch mạng: điểm, đường, mặt qua ví dụ thực tế | 2 |
3 | Phân tích giãn đồ kéo – xác định UTS, YS và độ giãn dài | 2 |
4 | Vẽ và đọc giản đồ pha Fe-C, phân tích chuyển pha | 2 |
5 | Xử lý nhiệt mẫu thép: Ủ, tôi, ram và kiểm tra thay đổi tính chất | 2 |
6 | Kiểm tra vi cấu trúc trước và sau xử lý nhiệt | 2 |
7 | Thực hành phân biệt thép và gang qua kiểm tra đơn giản | 2 |
8 | Phân tích khuyết tật vật liệu sau thử nghiệm kéo, uốn, va đập | 2 |
9 | Nhận biết và tra cứu mã vật liệu (ASTM, DIN, JIS…) | 2 |
10 | Lựa chọn vật liệu trong thiết kế cụ thể (case study theo nhóm) | 2 |
11 | Thực hành xác định vật liệu phi kim qua mẫu mẫu vật thực tế | 2 |
12 | Kiểm tra tổng hợp – trình bày, bảo vệ nhóm | 2 |
Tài liệu tham khảo
Giáo trình chính:
- W.D. Callister, Jr. – Materials Science and Engineering: An Introduction, 9th Edition, Wiley, 2014.
- Nghiêm Hùng – Cơ sở Vật liệu học, NXB Khoa học & Kỹ thuật, 2002.
Tài liệu bổ trợ:
- Lê Công Dưỡng – Vật liệu học, ĐH Bách Khoa Hà Nội, 1996.
- Đặng Vũ Ngoạn – Vật liệu kỹ thuật, ĐHQG TP.HCM, 2006.
- Đặng Vũ Ngoạn – Thí nghiệm Vật liệu học và Xử lý, ĐHQG TP.HCM, 2003.
- B.N. Arzamaxov – Vật liệu học, NXB Giáo dục, 2000.