Khóa Đào Tạo Hàn Chuyên Nghiệp Chuẩn AWS – Nâng Cao Kỹ Năng & Chứng Nhận Quốc Tế

Giới thiệu khóa học

Khóa đào tạo hàn chuyên sâu theo tiêu chuẩn AWS (American Welding Society) là chương trình được thiết kế dành cho thợ hàn, kỹ thuật viên, giám sát và quản lý trong lĩnh vực cơ khí – chế tạo. Chương trình tập trung vào ba phương pháp hàn phổ biến gồm TIG, MIG/MAG và hàn laser, kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, giúp học viên nắm chắc kiến thức và thành thạo kỹ năng thực tế.

Khóa học không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn về tiêu chuẩn quốc tế, mà còn hướng dẫn cách thiết lập và sử dụng WPS, PQR, WPQ, làm chủ hệ thống hàn robot, và thực hành kiểm tra chất lượng mối hàn theo đúng quy trình kỹ thuật.

Tại sao nên tham gia khóa đào tạo hàn này?

  • Làm chủ kỹ thuật hàn TIG, MIG/MAG và Laser hiện đại
  • Đào tạo chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế AWS – nền tảng để thi chứng chỉ CW/CRAW
  • Học cách đọc bản vẽ hàn, ký hiệu mối hàn, xây dựng quy trình WPS
  • Luyện tập trực tiếp trên thiết bị thực tế, bao gồm hệ thống robot hàn
  • Phân tích và xử lý lỗi hàn, kiểm tra chất lượng mối hàn theo phương pháp VT, PT, UT, RT
  • Học từ các giảng viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học kỹ thuật hàng đầu

Chi tiết về Khóa đào tạo

1. Mục tiêu đào tạo
  • Trang bị kiến thức nền tảng về quy trình hàn TIG, MIG, Laser.
  • Hiểu rõ tiêu chuẩn AWS liên quan đến vật liệu, liên kết, thông số hàn, an toàn, kiểm tra mối hàn.
  • Biết cách đọc bản vẽ hàn, ký hiệu hàn, xây dựng quy trình WPS/PQR.
  • Nâng cao kỹ năng cho thợ lành nghề, tổ trưởng tổ hàn, giám sát hàn, và nhà quản lý.
2. Thời gian đào tạo
  • Lý thuyết: 48 tiết
  • Thực hành: 48 tiết
3. Giảng viên
  • PGS. TS. Nguyễn Thanh Hải – Khoa Cơ khí, ĐH Bách Khoa – ĐHQG HCM
  • PGS. TS. Nguyễn Thanh Trương – Khoa Cơ khí, ĐH Bách Khoa – ĐHQG HCM
  • ThS. Phan Văn Toản – Nghiên cứu sinh – Khoa Cơ khí, ĐH Bách Khoa – ĐHQG HCM
4. Danh mục từ viết tắt
STT Viết tắt Chữ đầy đủ
1 ĐHBK Đại học Bách Khoa
2 ĐHQG Đại học Quốc gia
3 TIG Tungsten Inert Gas
4 GTAW Gas Tungsten Arc Welding
5 MIG Metal Inert Gas
6 GMAW Gas Metal Arc Welding
7 MAG Metal Active Gas
8 LAW Laser Arc Welding
9 AWS American Welding Society
10 WPS Welding Procedure Specification
11 PQR Procedure Qualification Record
12 WPQ Welder Performance Qualification
13 CWI Certified Welding Inspector
14 CW Certified Welder
15 CRAW Certified Robotic Arc Welder
16 ATF Accredited Test Facility
17 PPE Personal Protective Equipment
18 QC Quality Control
19 VT Visual Testing
20 PT Penetrant Testing
21 MT Magnetic Particle Testing
22 UT Ultrasonic Testing
23 RT Radiographic Testing
5. Chương trình đào tạo lý thuyết
STT Nội dung Thời gian (tiết)
Bài 1 Quy trình đánh giá và cấp chứng chỉ thợ hàn theo tiêu chuẩn AWS

1. Tổng quan về chứng chỉ thợ hàn AWS
1.1 Phân biệt:
  • Chứng chỉ AWS chính thức (Certified Welder – CW)
  • Chứng chỉ nội bộ công ty theo tiêu chuẩn AWS
1.2 Thời hạn – phạm vi hiệu lực – gia hạn
2. Các thành phần hồ sơ chứng chỉ AWS
3. Quy trình thi và cấp chứng chỉ chính thức (AWS CW – do ATF cấp)
4. Quy trình cấp chứng chỉ nội bộ (do công ty & CWI xác nhận)
5. Kiểm tra lại tay nghề (Requalification)
6. So sánh chứng chỉ nội bộ với chứng chỉ quốc tế
7. Trách nhiệm các bên trong cấp chứng chỉ

4
Bài 2 Hàn GTAW (TIG)

1. Tổng quan và nguyên lý hoạt động
2. Cấu tạo và thiết bị hàn TIG
3. Chế độ hàn và thông số vận hành
4. Vật liệu hàn: kim loại cơ bản và phụ trợ
5. Ứng dụng thực tế của hàn TIG
6. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
7. An toàn lao động trong hàn TIG

4
Bài 3 Hàn GMAW (MIG/MAG)

1. Tổng quan và nguyên lý hoạt động
2. Cấu tạo và thiết bị hàn MIG/MAG
3. Chế độ hàn và thông số vận hành
4. Vật liệu hàn: kim loại cơ bản và dây hàn
5. Ứng dụng thực tế của hàn MIG/MAG
6. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
7. An toàn lao động trong hàn MIG/MAG

4
Bài 4 Tổng quan về hàn LAW (laser)

1. Tổng quan và nguyên lý hoạt động
2. Cấu tạo và thiết bị hàn LAW
3. Chế độ hàn và thông số vận hành
4. Vật liệu hàn: kim loại cơ bản và dây hàn
5. Ứng dụng thực tế của hàn LAW
6. Các lỗi thường gặp và cách khắc phục
7. An toàn lao động trong hàn LAW

3
Bài 5 Cấu trúc tiêu chuẩn AWS và các tài liệu liên quan

1. AWS D1.1 (thép), D1.2 (nhôm), QC7, B2.1, A2.4
2. ASTM v.s AWS v.s ISO – hiểu tương quan
3. Cách đọc và sử dụng tiêu chuẩn trong doanh nghiệp

2
Bài 6 Hồ sơ kỹ thuật hàn – WPS, PQR, WPQ

1. Giải thích vai trò và quy trình tạo hồ sơ
2. Đọc và phân tích một trường hợp WPS thực tế
3. Ứng dụng trong quản lý chất lượng và thi chứng chỉ

2
Bài 7 Vật liệu cơ bản & vật liệu phụ

1. Thép cacbon, thép không gỉ, nhôm và hợp kim
2. Các đặc tính ảnh hưởng đến tính hàn
3. Phân loại dây hàn, que hàn theo AWS A5.x
4. Khí bảo vệ – theo vật liệu và phương pháp hàn

3
Kiểm tra giữa khóa 4
Bài 8 Ảnh hưởng của bề mặt vật liệu

1. Lớp oxit, dầu mỡ, gỉ sét – cách xử lý
2. Độ dày vật liệu và lựa chọn dòng điện
3. Tầm quan trọng của chuẩn bị mép hàn

2
Bài 9 Ký hiệu và bản vẽ hàn (theo AWS A2.4/ISO 2553)

1. Ký hiệu mối hàn, vị trí hàn, kiểu liên kết
2. Đường tâm, mũi tên, ghi chú phụ
3. Phân biệt bản vẽ kỹ thuật – bản vẽ hàn

2
Bài 10 Khuyết tật và kiểm tra mối hàn

1. Các loại khuyết tật: cháy cạnh, thiếu ngấu, nứt…
2. Nguyên nhân – hậu quả – cách khắc phục
3. Kiểm tra VT, PT, MT, UT, RT – ưu nhược điểm

4
Bài 11 An toàn trong hàn và vai trò tổ chức

1. Bảo hộ cá nhân, khí độc, tia hồ quang
2. Trách nhiệm thợ, tổ trưởng, giám sát, quản lý hàn
3. Giám sát quá trình – ghi chép nhật ký – lưu hồ sơ

2
Bài 12 Hàn MIG/MAG trên robot: nguyên lý và đặc điểm

1. Cấu trúc hệ thống hàn robot MIG/MAG: tay máy, điều khiển, cấp dây
2. Đặc điểm hồ quang MIG/MAG khi hàn tự động
3. Khác biệt giữa hàn tay và hàn robot: đường chạy, tố độ, góc torch
4. Ảnh hưởng của vị trí torch, tốc độ robot đến chất lượng mối hàn
5. Lỗi thường gặp trong hàn robot: lệch đường hàn, bắn tóe, ngấu kém
6. Quy chuẩn thiết lập WPS trong hàn robot theo AWS

4
Bài 13 Tiêu chuẩn và chứng nhận AWS trong hàn robot

1. Các vai trò liên quan đến hàn robot theo AWS
2. Phân biệt chứng chỉ thợ hàn (CW) và lập trình viên robot
3. Tiêu chuẩn AWS áp dụng: D16.4, QC19, B5.25
4. Lộ trình chứng nhận AWS Certified Robotic Arc Welding (CRAW)
5. Yêu cầu về kỹ năng lập trình, WPS, kiểm tra mối hàn
6. Mô phỏng bài thi chứng chỉ CRAW theo AWS D16.4

4
Bài 14 Thi kiểm tra lý thuyết 40 câu trắc nghiệm + 2 câu tự luận.

(Cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình lý thuyết hàn AWS nội bộ)
4
6. Chương trình đào tạo thực hành
STT Nội dung Thời gian (tiết)
Bài 1 Chuẩn bị thiết bị và an toàn trước khi hàn

Hướng dẫn lắp đặt, kiểm tra:
  • – Máy hàn, dây nguồn, ống khí, tiếp mass
  • – Đầu hàn, ống dẫn khí, cuộn dây
  • – PPE: khẩu trang, mũ hàn, găng, áo, kính
  • – Vệ sinh chi tiết hàn
4
Bài 2 Điều chỉnh chế độ hàn theo WPS thực tế

Đọc và vận hành WPS mẫu
  • – Thiết lập dòng điện, điện áp, tốc độ cấp dây
  • – Thay đổi tham số và quan sát hiệu ứng
4
Bài 3 Thực hành nhận diện và xử lý sự cố

Nhận biết tình huống thường gặp:
  • – Hồ quang quá ngắn, quá dài
  • – Khí bảo vệ không đủ
  • – Bắn tóe nhiều, thiếu ngấu, cháy cạnh
  • – Đề xuất chỉnh máy để xử lý
4
Bài 4 Ghi chép thông số và hồ sơ hàn

Hướng dẫn lập:
  • – Nhật ký hàn (weld log)
  • – Mẫu WPQ (Welder Performance Qualification)
  • – Biên bản QC (visual inspection record)
4
Bài 5 Kiểm tra sau hàn (bằng mắt và thiết bị đo)

Thực hành kiểm tra trực quan theo AWS D1.1
  • – Dùng thước đo, kính lúp, đèn pin
  • – Đo chiều cao gờ, chiều rộng mối hàn
  • – Xác định khuyết tật phổ biến (nứt, rỗ, thiếu ngấu…)
4
Bài 6 Thực hành tái hàn sau sửa lỗi

Hàn lại chi tiết có lỗi theo hướng dẫn
  • – Phân tích nguyên nhân lỗi
  • – Làm sạch mối hàn cũ, hàn lại theo thông số điều chỉnh
4
Bài 7 Thực hành thử nghiệm hàn mẫu thi chứng chỉ AWS CW

Giả lập quy trình thi:
  • – Mỗi học viên hàn 1 test coupon
  • – Theo WPS và tư thế chỉ định
  • – CWI hoặc giám sát QC chấm điểm sơ bộ
4
Bài 8 So sánh mối hàn đạt và không đạt – học qua lỗi

Xem mẫu thực tế hoặc hình ảnh
  • – Học viên thảo luận và phân tích: lỗi do thao tác hay do thiết bị?
4
Bài 9 Thực hành phân biệt vật liệu – đọc ký hiệu thép nhôm

Dùng bảng phân loại AWS A5.x và ASTM
  • – Phân biệt thép cacbon, thép không gỉ, nhôm
  • – Thực hành tra bảng vật liệu để chọn que/dây phù hợp
4
Bài 10 Thực hành tư thế hàn 1G – 4G theo AWS D1.1

Luyện từng tư thế với mẫu thép, nhôm, inox:
  • – Giáp mối (butt joint), mối hàn góc (fillet)
  • – Vị trí hàn bằng, ngang, trần, đứng
4
Bài 11 Thực hành hàn robot MIG/MAG

  • – Làm quen hệ thống robot hàn: tay máy, bộ điều khiển, cấp dây
  • – Lập trình đường hàn cơ bản bằng teach pendant
  • – Cài đặt thông số hàn theo WPS: dòng, áp, tốc độ dây
  • – Hàn mối giáp, mối góc – kiểm tra kết quả thực tế
  • – Phân tích lỗi thường gặp: lệch đường, bắn tóe, thiếu ngấ
4
Kiểm tra, đánh giá 4